• Blog - Những chia sẻ hay
  • Phương pháp chủ nhiệm lớp của cô giáo Tây Nguyên

Cô Phan Ngọc Bích (Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Kon Tum) chia sẻ kinh nghiệm về một số giải pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp học sinh dân tộc.

Thay đổi vị trí lãnh đạo của ban cán sự lớp

Theo của cô Bích, học sinh được phân công làm cán sự lớp là những học sinh dân tộc thiểu số có khả năng nói tiếng Việt tốt hơn, mạnh dạn hơn, có khả năng lãnh đạo, linh hoạt hơn, tự tin hơn.

Giáo viên nên để mỗi học sinh tham gia làm cán sự lớp từ lớp trưởng đến tổ phó trong thời gian 1,5 đến 2 tháng, sau đó lại đổi nhiệm vụ ở các vị trí khác.

“Với 10 vị trí từ lớp trưởng đến tổ phó trong 1 năm học, giáo viên chủ nhiệm có thể đảo vị trí 3 lần và tất cả các học sinh trong lớp đều được tham gia làm cán sự lớp đến 3 lần ở những vị trí khác nhau.” – cô Bích chia sẻ.

Với cách làm nêu trên, cô Bích cho biết ở lớp cô chủ nhiệm đã có những chuyển biến tích cực. Các em biết chia sẻ, học tập lẫn nhau, tinh thần tập thể, đoàn kết, thân thiện được nâng cao. Đặc biệt là các em có điều kiện để phát huy năng lực và phẩm chất trong việc quá trình quản lý và điều hành lớp học.

Đối thoại với cán bộ lớp

Theo kinh nghiệm của cô Bích, mỗi cuối tuần cô thường tổ chức một cuộc nói chuyện với cán bộ lớp để nắm bắt cụ thể tình hình của từng học sinh trên lớp.

“Tôi hỏi và để cán bộ lớp thể hiện được tiếng nói nguyện vọng của tập thể, giống như một cuộc nói chuyện cởi mở và câu chuyện thường bắt đầu bằng những gợi ý của tôi."

Khi các em tự nói cũng là cách để các em tự đòi hỏi bản thân mình phải làm thế nào để tự nâng cao khả năng tiếng Việt của mình”- cô Bích trao đổi.

Cũng theo cô Bích, những buổi nói chuyện sẽ giúp cô, trò gần gũi nhau hơn. Để làm được điều này, giáo viên cần thân thiện và tạo niềm tin cho học sinh. Đặc biệt là tạo không khí gợi mở, tự nhiên, không nên sắp đặt trước.

“Ví dụ câu chuyện quyên góp ủng hộ quỹ khuyến học cho học sinh khuyết tật, tôi đã trực tiếp đưa các em tiếp xúc với các bạn bị tật nguyền để các em được tận mắt thấy được những thiệt thòi mà các bạn phải gánh chịu quả thật không dễ dàng chút nào.

Ngược lại đối tượng học sinh dân tộc thiểu số ở trường tôi luôn nhận được những chia sẻ của các bạn học sinh người Kinh. Đó là những quyển vở, cây bút, những bộ quần áo...

Đơn giản vậy thôi nhưng hiệu quả thật không ngờ. Qua đó đã hình thành sự cảm thông, chia sẻ, biết yêu thương trong các em” – cô Bích dẫn giải.

 

Phương pháp tác động cá biệt 

Theo cô Bích, người giáo viên chủ nhiệm nắm vững vận dụng mọi phương pháp giáo dục cá biệt, phương pháp giáo dục tập thể và biết kết hợp chúng trong hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp giáo dục cá biệt ở đây không nên hiểu là giáo dục học sinh đặc biệt (hư, ngoan) như quan niệm thường thấy ở một số người.

"Nếu giáo viên chủ nhiệm không đo được mức độ của hành vi, sử dụng không tương ứng, dẫn tới phản tác dụng giáo dục, không đáng khen mà khen quá lời cũng không tốt, chỉ đáng nhắc nhở mà giáo viên chủ nhiệm cảnh cáo phê bình sẽ dễ làm cho học sinh hậm hực, mất lòng tin, bi quan."

“Cần hiểu phương pháp giáo dục cá biệt là sự tác động tới từng cá nhân một cách chuyên biệt để đảm bảo tính phù hợp với đối tượng.

Ví dụ: Cùng một biểu hiện hư như nhau, nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc, có em thì nhắc nhẹ, có khi chỉ nhắc chung hoặc có khi phải trực tiếp, có khi thông qua bạn bè, gia đình tập thể” – cô Bích dẫn giải.

Ngoài ra, theo cô Bích bằng uy tín và vị thể của giáo viên chủ nhiệm, phương pháp tác động trực tiếp đem lại hiệu quả giáo dục tức thời.

Ví dụ: học sinh nói chuyện trong giờ học, không làm bài đầy đủ hoặc có nhiều biểu hiện hành vi tốt như làm bài hay, sáng tạo thì giáo viên chủ nhiệm có thể nhắc nhở, tuyên dương, động viên, khen thưởng.

Giáo Dục Số - Theo GDTĐ

ActivTip: Ý tưởng về dự án toán học thực tiễn
ActivTip: Ý tưởng về dự án toán học thực tiễn Được đăng bởi: phan vào lúc: 26/03/2016 22:46
Đã bao nhiêu lần bạn nghe thấy một thiếu niên hay người lớn nói câu: “Tôi không thể nào làm Toán được”? Hầu hết mọi người khi nghĩ về Toán, họ luôn coi nó như một kỹ năng mà chỉ có một số nhóm người nhất định thể hiện được sự vượt trội.
xem thêm
ActivTip: Cộng tác trong lớp học - Phá bỏ những rào cản
ActivTip: Cộng tác trong lớp học - Phá bỏ những rào cản Được đăng bởi: phan vào lúc: 26/03/2016 21:07
Cộng tác là một kỹ năng quan trọng mà người sử dụng lao động luôn tìm kiếm, và những lợi ích của cộng tác đối với việc học tập của học sinh được thể hiện rất rõ ràng.
xem thêm
"Hãy cho các em một điểm tựa"
"Hãy cho các em một điểm tựa" Được đăng bởi: phan vào lúc: 18/03/2016 09:30
Nghe cô giáo Nguyễn Thị Xuân Thân, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Archimedes Academy (Hà Nội) nói về triết lý GD này của nhà trường, tôi liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của nhà toán học, vật lý học và thiên văn học người Hy Lạp - Archimedes và hiểu ngay vì sao ngôi trường lại có cái tên “Tây” như thế này.
xem thêm
Tuyệt chiêu giúp giáo viên chinh phục mọi học sinh
Tuyệt chiêu giúp giáo viên chinh phục mọi học sinh Được đăng bởi: phan vào lúc: 14/03/2016 09:16
Thầy cô giáo trên lớp là một hình ảnh trực quan tác động mạnh mẽ tới tâm lí của học sinh. Và để được học sinh yêu thích hay nói cách khác là để học sinh thích học mình, muốn nghe mình nói thì trước hết học sinh phải yêu mình, kính trọng mình sau đó mới nói đến việc dạy cái gì? dạy như thế nào?
xem thêm
4 cách bồi dưỡng năng lực Hội đồng tự quản VNEN
4 cách bồi dưỡng năng lực Hội đồng tự quản VNEN Được đăng bởi: phan vào lúc: 09/03/2016 14:38
Để một lớp học VNEN đạt hiệu quả tốt, giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, nhóm trưởng điều hành tích cực, mạnh dạn, tự tin.
xem thêm
Cách dạy con của giáo sư chủ biên Từ điển Bách khoa Toàn thư
Cách dạy con của giáo sư chủ biên Từ điển Bách khoa Toàn thư Được đăng bởi: phan vào lúc: 17/02/2016 11:57
“Cha tôi là người rất yêu con. Ông cứ thấy con là nở nụ cười. Nụ cười hiền lành của cha mỗi khi gặp các con mãi là niềm hạnh phúc của bốn chị em chúng tôi” – TS Nguyễn Văn Hùng tâm sự về người cha là Anh hùng lao động, GS.TSKH Nguyễn Văn Trương.
xem thêm
Chia sẻ bài viết: