• Blog - Những chia sẻ hay
  • Tuyệt chiêu giúp giáo viên chinh phục mọi học sinh

Thầy cô giáo trên lớp là một hình ảnh trực quan tác động mạnh mẽ tới tâm lí của học sinh. Và để được học sinh yêu thích hay nói cách khác là để học sinh thích học mình, muốn nghe mình nói thì trước hết học sinh phải yêu mình, kính trọng mình sau đó mới nói đến việc "dạy cái gì?", "dạy như thế nào?"

Vậy để tạo được thiện cảm với học sinh thiết nghĩ mỗi người thầy, người cô tạo ra một hình ảnh riêng thật gần gũi và thân thiện với học sinh. Nghĩa là làm tất cả những gì mình có thể, phù hợp với tâm lí các em, phù học với chuẩn mực đạo đức xã hội của một nhà giáo.

Dưới đây là những chia sẻ của cô Thân Thị Thu Hiến - Giáo viên Trường THPT Yên Dũng 2 (Bắc Giang), giúp giáo viên “thu phục” học sinh, không chỉ với môn Văn.

Chú ý tác phong

Học trò nào cũng thích thầy cô ăn mặc đẹp, lịch sự, kín đáo, trẻ trung. Tôi thấy các em quan sát rất kĩ, rất tỉ mỉ về cách ăn mặc của thầy cô, đặc biệt của cô giáo. Có em còn khá thần tượng với gu thẩm mĩ tinh tế và đa dạng của cô giáo.

Những hôm cô mặc quần áo mới, quần áo đẹp vào lớp dạy, dường như trong lớp có một không khí mới hơn, vui hơn, hứng thú học hơn (nhưng không có nghĩa là thầy cô không mặc quần áo mới thì hoàn toàn ngược lại).

Tác phong đi lại của thầy cô cũng là một hình ảnh trực quan của học sinh. Với các cô giáo, sự duyên dáng, nhẹ nhàng, trong từng bước đi, thế đứng cũng tác động không nhỏ đến tâm lí học sinh.

Nếu trong không gian yên tĩnh giờ kiểm tra những bước chân thịch thịch, cục cục, cọc cọc của gót giày cũng tác động tới các em (đôi khi khó tránh khỏi). Thầy cô bước đi dề dà, chậm chạp, điệu đà, cũng khiến các em để ý.

Lời nói là phương tiện giao tiếp trực tiếp hàng ngày của thầy trò. Nên chúng ta cũng thận trọng hơn khi giao tiếp với học sinh “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Giáo viên tránh xúc phạm hay miệt thị hoc sinh, tránh thứ ngôn ngữ “chợ búa”, hay nói tục tĩu làm các em tổn thương, hoặc không nể phục. Nếu trong lúc nóng nảy, giáo viên có nặng lời với các em thì đừng ngại nói lời xin lỗi.

Song cần thấy rằng, không phải lúc nào chúng ta cũng đem ngôn ngữ mĩ lệ, hào nhoáng, lãng mạn ra giao tiếp với các em. Lúc ấy, chúng ta cũng giống như đang diễn kịch. Vậy là từng lời nói của người thầy, người cô cần rõ ràng, mạch lạc, thân thiện, gần gũi. Tránh nói ngọng, nói nhịu, nói sai.

Hành động của giáo viên là những việc làm diễn ra trước mắt học sinh. Giáo viên phải tế nhị, kín đáo, ý tứ. Có những tình huống giáo viên xếch quần, kéo áo, mặc áo ngắn, váy ngắn, nghe điện thoại nói oang oang, ném phấn vào học sinh… đều là những hành động thiếu tế nhị không nên làm trước mặt các em.

Nét mặt của giáo viên biểu lộ trực tiếp thái độ với các em học sinh. Cô giáo có khuôn mặt đẹp, dịu hiền là điều tuyệt vời, nhất là giáo viên dạy văn có khuôn mặt đẹp sẽ tạo ấn với học sinh rất nhiều.

Nếu giáo viên không có khuôn mặt đẹp, nên để ý hơn khi lên lớp: Có thể mỗi khi lên lớp trang điểm một chút, chỉn chu quần áo một chút để thấy mình đẹp hơn, tự tin hơn, các em sẽ thích hơn, đó cũng là cách tôn trọng các em. Nhưng không quá lạm dụng trang điểm lòe lẹt, nhuộn tóc quá đậm mầu… không phù hợp với môi trường sư phạm, môi trường giáo dục.

Thầy cô đẹp sang trọng là đáng quí, đáng khích lệ nhưng phải đúng mực, chuẩn mực, đẹp tinh tế luôn có sức hấp dẫn và tạo được thiện cảm giữa thày và trò.

Phẩm chất, nhân cách 

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp chúng ta tự tin để dạy học trò. Tôi biết không ai là người hoàn hảo, nhưng những gì thuộc về đạo đức, nhân cách một nhà giáo chúng ta phải gìn giữ, phải hoàn thiện.

Nếu chúng ta dạy các em phải biết tha thứ mà bản thân chúng ta lại không biết tha thứ cho ai, dạy các em phải biết cảm thông mà bản thân chúng ta lại hay miệt thị người khác, dạy các em phải biết bỏ đi thói ghen tị mà chúng ta lại ghen tị hẹp hòi, hoặc nói với các em là phải biết đối xử công bằng mà bản thân chúng ta đối xử với các em không công bằng… thì chúng ta không thể thuyết phục được học sinh.

Nhân cách, phẩm chất không phải là cái gì cao siêu mà là thái độ sống, hành động, cách ứng xử hàng ngày của thầy cô ở trường, ở nhà, trong tập thể, hay trong đời sống cá nhân của mỗi người.

Tôi nghĩ các em đều biết, đều hiểu. Cũng không phải chỉ với những thầy cô có cuộc đời hạnh phúc mới đủ sức thuyết phục các em, mà chính những thầy cô có cuộc sống nhiều sóng gió, trắc trở lại là câu chuyện xúc động, chân thực để thuyết phục các em, quan trọng là thái độ ứng xử của chúng ta như thế nào, chúng ta nói ra sao?

Tôi tâm đắc với câu nói: Trái tim hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá. Với những hành động nhân ái, cử chỉ nhẹ nhàng, thân thiện, chúng ta sẽ đưa học sinh gần chúng ta hơn.

Biết lắng nghe học sinh nói

Nếu chúng ta lắng nghe các em nói, các em sẽ cho ta biết các em thích gì, không thích gì, các em đã hiểu hay chưa hiểu điều chúng ta nói. Giáo viên phải vừa là cha, mẹ, anh, chị, là bạn tâm giao với học trò, khơi gợi và truyền lửa cho sự đam mê và sáng tạo của học trò, đó mới là thành công của người thầy.

Giáo viên phải biết giữ chữ “tín” với học sinh. Nếu thầy cô không giữ chữ “tín” thì không thể có được niềm tin, ấn tượng đẹp trong lòng các em.

Khiếu hài hước, khiếu văn nghệ

Đây là “phương tiện” giúp giáo viên hoà đồng, gần gũi với học sinh hơn, vừa giúp cho giờ dạy văn bớt căng thẳng, tạo được không khí lớp học thoải mái hơn. Những giáo viên có khiếu hài hước bao giờ cũng tạo được thiện cảm và để lại ấn tượng đối với học sinh, được học sinh yêu mến.

Hoặc giáo viên dạy văn có khiếu văn nghệ như: Hát, ngâm thơ, kể chuyện...là một ưu thế lớn. Bởi vì: Có nhiều bài thơ trong chương trình THPT được phổ nhạc thành bài hát, học sinh thấy thú vị bao nhiêu khi học ca dao mà được nghe thầy cô giáo hát quan họ, học những tác phẩm thơ ca hiện đại được nghe cô giáo hát thành lời.

Hiểu biết tinh tế, nhạy bén về đời sống xã hội

Học sinh cầu toàn ở giáo viên, luôn nghĩ thầy cô là những người có hiểu biết sâu rộng, các em đặt niềm tin rất lớn ở thầy cô. Nên ngoài chuyên môn, nếu giáo viên có hiểu biết sâu rộng kiến thức ở nhưng lĩnh vực khác là rất tốt.

Ví dụ: Thời trang, sinh lí nam nữ, sức khoẻ, làm đẹp, hoặc những thông tin cập nhập về giới trẻ, vấn đề tệ nạn xã hội, nghề nghiệp, giải trí, facebook… có cập nhật được những điều mới mẻ xung quanh cuộc sống, phải đặt mình vào cương vị của các em thì mới “đi” đến được những “góc khuất” của tâm hồn để khơi dạy tình yêu và đam mê ở các em.

Giáo Dục Số - Theo GDTĐ

ActivTip: Ý tưởng về dự án toán học thực tiễn
ActivTip: Ý tưởng về dự án toán học thực tiễn Được đăng bởi: phan vào lúc: 26/03/2016 22:46
Đã bao nhiêu lần bạn nghe thấy một thiếu niên hay người lớn nói câu: “Tôi không thể nào làm Toán được”? Hầu hết mọi người khi nghĩ về Toán, họ luôn coi nó như một kỹ năng mà chỉ có một số nhóm người nhất định thể hiện được sự vượt trội.
xem thêm
ActivTip: Cộng tác trong lớp học - Phá bỏ những rào cản
ActivTip: Cộng tác trong lớp học - Phá bỏ những rào cản Được đăng bởi: phan vào lúc: 26/03/2016 21:07
Cộng tác là một kỹ năng quan trọng mà người sử dụng lao động luôn tìm kiếm, và những lợi ích của cộng tác đối với việc học tập của học sinh được thể hiện rất rõ ràng.
xem thêm
"Hãy cho các em một điểm tựa"
"Hãy cho các em một điểm tựa" Được đăng bởi: phan vào lúc: 18/03/2016 09:30
Nghe cô giáo Nguyễn Thị Xuân Thân, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Archimedes Academy (Hà Nội) nói về triết lý GD này của nhà trường, tôi liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của nhà toán học, vật lý học và thiên văn học người Hy Lạp - Archimedes và hiểu ngay vì sao ngôi trường lại có cái tên “Tây” như thế này.
xem thêm
4 cách bồi dưỡng năng lực Hội đồng tự quản VNEN
4 cách bồi dưỡng năng lực Hội đồng tự quản VNEN Được đăng bởi: phan vào lúc: 09/03/2016 14:38
Để một lớp học VNEN đạt hiệu quả tốt, giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, nhóm trưởng điều hành tích cực, mạnh dạn, tự tin.
xem thêm
Phương pháp chủ nhiệm lớp của cô giáo Tây Nguyên
Phương pháp chủ nhiệm lớp của cô giáo Tây Nguyên Được đăng bởi: phan vào lúc: 08/03/2016 15:22
Cô Phan Ngọc Bích (Trường Tiểu học Lê Văn Tám - Kon Tum) chia sẻ kinh nghiệm về một số giải pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp học sinh dân tộc.
xem thêm
Cách dạy con của giáo sư chủ biên Từ điển Bách khoa Toàn thư
Cách dạy con của giáo sư chủ biên Từ điển Bách khoa Toàn thư Được đăng bởi: phan vào lúc: 17/02/2016 11:57
“Cha tôi là người rất yêu con. Ông cứ thấy con là nở nụ cười. Nụ cười hiền lành của cha mỗi khi gặp các con mãi là niềm hạnh phúc của bốn chị em chúng tôi” – TS Nguyễn Văn Hùng tâm sự về người cha là Anh hùng lao động, GS.TSKH Nguyễn Văn Trương.
xem thêm
Chia sẻ bài viết: