Cộng tác là một kỹ năng quan trọng mà người sử dụng lao động luôn tìm kiếm, và những lợi ích của cộng tác đối với việc học tập của học sinh được thể hiện rất rõ ràng.
Khi cân nhắc đến việc đưa phương pháp học tập cộng tác vào lớp học thì việc xây dựng một mô hình và khung làm việc là những cơ sở rất có lợi. Nhưng thực hiện các cơ sở này chỉ mới là một phầncủa chuyến hành trình đi đến thành công. Các rào cản tiềm ẩn cũng cần được xem xét nhằm giúp đội ngũ lãnh đạo có thể sẵn sàng để khắc phục chúng, và đồng thời đảm bảo rằngđội ngũ giảng dạyđã chuẩn bịcho việc thay đổi về mọi mặt. Trong bài viết này, chúng tasẽ có cái nhìn sơ lược về một số thử thách phổ biến nhất gây khó khăn cho việc cộng tác.
1. Tôi nghĩ rằng mình chưa có đủ kiến thức …
Phương pháp học tập cộng tác thực sự sẽ đòi hỏi sự thay đổi về thái độ, cùng với khả năng thích ứng với vai trò của giáo viên và học sinh. Phương pháp này đặt ra yêu cầu cho cả giáo viên và học sinh, giáo viên phải giảm bớt việc kiểm soát và học sinh cần tự chủ động hơn và chịu trách nhiệm cho việc học của mình.
Như vậy, phương pháp học tập cộng tác muốn hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải xem học sinh là người chủ động cho việc học của mình và có thể học nhóm cùng bạn bè và các chiến lược học tập khác lấy học sinh làm trọng tâm. Các nghiên cứu cho thấy các phương pháp giảng dạy này hiệu quả hơn so với các phương thức bị hạn chế, ví dụ như các hoạt động học tập được chuẩn bị kỹ càng quá mức.
2. Làm thế nào tôi có thề đánh giá một cách hiệu quả?
Chúng tôi đề xuất một quy trình bao gồm 5 bước, được sử dụng để tạo ra sự cộng tác trong lớp, tập trung đặc biệt vào việc “xác định các đánh giá thích hợp” là một phần của quá trình. Thực hành tốt nhất việc sử dụng cách tiếp cận này để tìm những ví dụ về việc đánh giá cộng tác tốt và thích nghi với những phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn. Ví dụ, sử dụng các hoạt động đánh giá và các công cụ của giáo viên cụ thể như: tự quan sát đánh giá, đánh giá định kỳ và ngẫu nhiên, phỏng vấn nhóm và rút ra kết luận, phân tích cách trò chuyện và các hoạt động báo cáo. Từ góc độ học sinh, tự đánh giá, đánh giá cho nhau, đánh giá hoạt động và những câu chuyện học tập cá nhân là tất cả các phương pháp đã kiểm chứng của sự cộng tác đánh giá.
3. Tôi không có đủ thời gian…
Phân bổ một lượng thời gian thực dành cho giáo viên để họ có thể học tập và phát triển các công nghệ mới là điều quan trọng. Nếu không dành thời gian để chuẩn bị thì đó sẽ là một rào cản vật lý để có được những tác phong và kỹ năng mới. Là một phần giới thiệu về cách tiếp cận mang tính cộng tác, nên cần phải chỉ định thời gian cụ thể cho 'sự cộng tác' trong thời gian biểu, cho dù đó là một kế hoạch, một sự thích ứng với các tài liệu hay các khóa huấn luyện.
4. Tôi thực sự không biết phải bắt đầu từ đâu!
Bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận có cấu trúc và các nhiệm vụ được xác định rõ, học sinh và giáo viên có thể nói chuyện, tương tác và phản ánh những quá trình, chính là một điểm khởi đầu tuyệt vời. Hỗ trợ giáo viên trải nghiệm để tự làm việc trong một cộng đồng mang tính cộng tác là một điều quan trọng - không chỉ trong môi trường lớp học cùng với những học sinh.
Các bài học, chương trình giảng dạy và các khóa học hiện tại sẽ không trở nên dư thừa khi có một kế hoạch học tập và giảng dạy mang tính cộng tác nhiều hơn. Nghĩa là, cần phải sử dụng chúng như một cơ sở trong một khuôn khổ và cơ cấu đơn giản mang tính cộng tác sao cho phù hợp nhất.
Khi có sự chống đối xảy ra làm giảm sự cộng tác trong môi trường học tập, thì ta có thể dễ dàng khắc phục bằng cách xác định những mối quan tâm phổ biến nhất trong trường, và chuẩn bị một kế hoạch chủ động nhằm giải quyết ngay từ khi bắt đầu cuộc hành trình.
Giáo Dục Số - Theo tác giả: Gill Leahy, Promethean's Curriculum Expert